Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biểu tình”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 27: Dòng 27:


Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, và quyền tự do hội họp và lập hội(một cách ôn hòa) quyền dân sự cơ bản chính đáng theo [[Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền]] của Liên Hợp quốc mà đa số các quốc gia dân chủ đã công nhận và ký kết. Vì vậy, quyền biểu tình được công nhận trong hiến pháp của các quốc gia. Tại Việt nam, quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp tại điều 69.
Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, và quyền tự do hội họp và lập hội(một cách ôn hòa) quyền dân sự cơ bản chính đáng theo [[Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền]] của Liên Hợp quốc mà đa số các quốc gia dân chủ đã công nhận và ký kết. Vì vậy, quyền biểu tình được công nhận trong hiến pháp của các quốc gia. Tại Việt nam, quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp tại điều 69.
Hiến pháp năm 1946 chỉ qui định công dân Việt Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp. Nhưng từ Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều qui định công dân Việt Nam có quyền biểu tình.<ref>http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/08/110816_nguyenvandai_bieutinh.shtml</ref>

==Xem thêm==
==Xem thêm==
*[[Đình công]]
*[[Đình công]]

Phiên bản lúc 07:15, ngày 15 tháng 5 năm 2012

Trong cuộc Diễn hành Washington của Phong trào Dân quyền Mỹ, những người dẫn đầu đi bộ từ Đài kỷ niệm Lincoln đến Tượng đài Washington, ngày 28 tháng 8 năm 1963.
Hàng ngàn người biểu tình tại Đài Bắc để ép Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển từ chức.

Cuộc biểu tình có thể là biểu tình bạo lực hay bất bạo lực. Biểu tình hòa bình (phi bạo lực) là một hình thức hành động bất bạo động thường diễn ra trong lịch sử được thực hiện bởi một nhóm người. Thuật ngữ này chỉ đến sự trưng bày một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này. Khái niệm này được phát triển bởi Mahatma Gandhi trong Phong trào độc lập Ấn Độ và bởi Martin Luther King, Jr. trong Phong trào Dân quyền Mỹ. Các biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực (tiếng Anh: activism), thường có những người tụ họp vào một nơi hay diễn hành trên đường phố để phát biểu ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng. Có lúc khi những hoạt động trước mặt hơn, như là cuộc phong tỏa hay cuộc biểu tình ngồi, cũng được gọi là cuộc biểu tình.

Các biểu tình có thể có mục đích bày tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, nhất là về một vụ bất công xã hội. Người ta thường nghĩ rằng càng thêm người tham gia cuộc biểu tình thì nó càng thành công hơn. Các biểu tình thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất địch.

Hình thức

Biểu tình có thể dưới nhiều dạng:

  • Tuần hành: một đoàn người đi từ chỗ này sang chỗ khác.
  • Tụ tập: mọi người tụ lại để lắng nghe diễn giả hoặc nghe nhạc
  • Đứng biểu tình: khi một số người tụ tập bên ngoài một nơi làm việc, hoặc một địa điểm, nơi một sự kiện diễn ra, để ngăn sự kiện này, nhưng nó cũng có thể để gây sự chú ý. Ví dụ, biểu tình ngăn phá dỡ công trình công cộng, ngăn xây dựng một khu nhà phá vỡ kiến trúc cảnh quan,...
  • Biểu tình ngồi: người biểu tình chiếm cứ một khu đất, chỉ rời đi khi họ cảm thấy vấn đề được giải quyết. Ví dụ: phong trào Chiếm lấy Phố Wall
  • Biểu tình nude: người biểu tình cởi bỏ quần áo để gây sự chú ý.

Biểu tình có thể do chính phủ tổ chức. Ví dụ như biểu tình tuần hành tại Bắc Triều Tiên, tại Iran.

Thời gian và địa điểm

Thời gian và địa điểm được chọn là những nơi hoặc dịp có dấu ấn lịch sử hoặc văn hóa (ví dụ: ngày Quốc tế lao động 1/5, hay ngày Quốc khánh, ngày có vụ việc đặc biệt xảy ra).

Địa điểm có thể liên quan tới mục đích biểu tình. Ví dụ, biểu tình liên quan tới một quốc gia khác, thì biểu tình thường diễn ra trước đại sứ quán của quốc gia đó. Ví dụ: Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Philippines[1]

Bạo lực hay phi bạo lực

Biểu tình có thể dẫn tới bạo lực, tùy theo hoàn cảnh và các yếu tố về văn hóa và luật pháp. Bạo lực có thể nổ ra khi căng thẳng lên cao hoặc do cảnh sát hay quân đội đàn áp. Ví dụ, biểu tình tại Tunisia trở nên bạo lực khi một người tự thiêu. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 12 năm 2010 khi Mohamed Bouazizi đã tự thiêu sau khi cảnh sát tịch thu hàng sản xuất của mình.

Tính hợp pháp

Tại Hoa Kỳ, Hiến pháp (tu chính thứ nhất) đặc biệt cho phép biểu tình hòa bình và tự do tụ tập, như là một biện pháp để thúc đẩy tự do và chống tội ác: "Amendment I: Congress shall make no law ... abridging ... the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances."

Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, và quyền tự do hội họp và lập hội(một cách ôn hòa) quyền dân sự cơ bản chính đáng theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp quốc mà đa số các quốc gia dân chủ đã công nhận và ký kết. Vì vậy, quyền biểu tình được công nhận trong hiến pháp của các quốc gia. Tại Việt nam, quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp tại điều 69. Hiến pháp năm 1946 chỉ qui định công dân Việt Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp. Nhưng từ Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều qui định công dân Việt Nam có quyền biểu tình.[2]

Xem thêm

  1. ^ http://tuoitre.vn/The-gioi/491341/Bieu-tinh-phan-doi-Trung-Quoc-o-Philippines.html
  2. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/08/110816_nguyenvandai_bieutinh.shtml