Bước tới nội dung

Biểu tình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do ZéroBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:03, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (r2.7.1) (Bot: Thêm eu:Manifestazio). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Trong cuộc Diễn hành Washington của Phong trào Dân quyền Mỹ, những người dẫn đầu đi bộ từ Đài kỷ niệm Lincoln đến Tượng đài Washington, ngày 28 tháng 8 năm 1963.
Hàng ngàn người biểu tình tại Đài Bắc để ép Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển từ chức.

Cuộc biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động thường diễn ra trong lịch sử được thực hiện bởi một nhóm người. Thuật ngữ này chỉ đến sự trưng bày một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này. Khái niệm này được phát triển bởi Mahatma Gandhi trong Phong trào độc lập Ấn Độ và bởi Martin Luther King, Jr. trong Phong trào Dân quyền Mỹ. Các biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực (tiếng Anh: activism), thường có những người tụ họp vào một nơi hay diễn hành trên đường phố để phát biểu ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng. Có lúc khi những hoạt động trước mặt hơn, như là cuộc phong tỏa hay cuộc biểu tình ngồi, cũng được gọi là cuộc biểu tình.

Các biểu tình có thể có mục đích bày tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, nhất là về một vụ bất công xã hội. Người ta thường nghĩ rằng càng thêm người tham gia cuộc biểu tình thì nó càng thành công hơn. Các biểu tình thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất địch.

Điều kiện

Ở các nước dân chủ, luật biểu tình quy định rỏ khi nào được phép và khi nào cấm biểu tình. Xin phép biểu tình chỉ là một thủ tục để lực lượng an ninh có thể bảo đảm an toàn cho người biểu tình. Lực lượng an ninh chỉ được cấm biểu tình khi:

  • Người biểu tình che mặt để không nhận dạng được.
  • Người biểu tình mang theo các vật dụng nguy hiểm.

Cảnh sát chỉ được quay phim, chụp hình khi bạo động có thể xảy ra. Cảnh sát chỉ cang thiệp khi có bạo động.

Xem thêm