Bước tới nội dung

Thống tướng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Thái Nhi (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 12:51, ngày 30 tháng 3 năm 2012. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Thống tướngquân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Đại tướng. Quân hàm này thường được xem là tương đương với quân hàm Thống chế hay Nguyên soái. Tuy nhiên các thuật ngữ Thống tướng, Thống chế và Nguyên soái không đồng nhất.

  • Thuật ngữ "Thống tướng" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự General of the Army (Thống tướng Lục quân), General of the Air Force (Thống tướng Không quân);
  • Thuật ngữ "Thống chế" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Field Marshal (Anh) hoặc Maréchal (Pháp) của các nước phương Tây;
  • Thuật ngữ "Nguyên soái" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Маршал (Marshal) của Liên Xô và các nước Đông Âu trước kia. Điều này cũng ảnh hưởng đến các

trước kia và Nga ngày nay, 元帥 Yuan Shuai của Trung Quốc hoặc cấp tương đương trong Quân đội các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (ví dụ: Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ,…).

Trong Không quân Anh, các cấp bậc từ Thiếu tướng đến Đại tướng đều có chữ Marshal: Air Vice-Marshal (nghĩa đen: Phó Thống chế Không quân, tương đương Thiếu tướng), Air Marshal (nghĩa đen: Thống chế Không quân, tương đương Trung tướng), Air Chief Marshal (nghĩa đen: Chánh Thống chế Không quân, tương đương Đại tướng). Thống chế Không quân thực sự của Anh là Marshal of the Royal Air Force (Thống chế Không quân Hoàng gia Anh).

Quân đội Liên Xô từng có bậc Nguyên soái quân binh chủng, tương đương với Đại tướng: Nguyên soái không quân (маршал авиации), Nguyên soái pháo binh (маршал артиллерии), Nguyên soái công binh (маршал инженерных войск), Nguyên soái bộ đội tăng thiết giáp (маршал бронетанковых войск), Nguyên soái bộ đội thông tin liên lạc (маршал войск связи). Sau khi Liên Xô tan rã, các hàm này cũng bị bãi bỏ.

Trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975), quân hàm Thống tướng là hàm tướng 5 sao, tương đương quân hàm General of the Army (Quân đội Mỹ), Field Marshal (Quân đội Hoàng gia Anh), Maréchal de France (Quân đội Pháp), Маршал Советского Союза (Marshal Sovietskogo Soyuza, Quân đội Liên Xô) và sau là Маршал Российской Федерации (Marshal Rossiyskoy Federatsii, Quân đội Nga). Trong lịch sử 20 năm của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ duy nhất có tướng Lê Văn Tỵ được truy phong quân hàm này sau khi qua đời.

Quân đội Nhân dân Việt Nam không có cấp bậc này. Quân đội Trung Quốc ngày nay cũng không có cấp bậc này, nên họ dịch quân hàm Thống tướng thành Ngũ tinh Thượng tướng 五星上將 (Thượng tướng 5 sao): General of the ArmyLục quân Ngũ tinh Thượng tướng, General of the Air ForceKhông quân Ngũ tinh Thượng tướng. Trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất phong quân hàm Nguyên soái 元帥 ngày 23 tháng 9 năm 1955 cho 10 quân nhân loại Khai quốc công thần là Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh TrănDiệp Kiếm Anh; quân hàm này tồn tại đến 1965.

Các Thống tướng, Thống chế, Nguyên soái tiêu biểu thời hiện đại

Xem thêm Danh sách các Thống tướng

Trong lịch sử đã có rất nhiều người mang cấp bậc Thống tướng hay Nguyên soái này, một phần lớn là do địa vị chính trị hay quyền lực của những người này. Nhưng trong số các Thống tướng của thế giới cũng có các nhà quân sự với nhiều thành tích nổi tiếng. Một vài người tiêu biểu trong thế kỷ 20:

Thống tướng hay thống chế?

Như định nghĩa nêu trên, trong tiếng Việt, danh xưng thống tướng (General of the Army) thường được xem là tương đương với cấp bậc thống chế (Marshal).

Tuy nhiên, hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng. Do đó, đối chiếu với quân đội Pháp sẽ có các cấp bậc Thiếu tướng (Général de brigade), Trung tướng (Général de division), Đại tướng (Général de corps d’armée) và Thống chế (Maréchal).

Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Kể từ đó, cấp bậc tướng 5 sao có tên gọi là "Thống tướng". Giai đoạn này, cấp bậc thống tướng vẫn được xem là dưới cấp bậc thống chế (7 sao, Maréchal).

Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Mỹ là Chuẩn tướng (Brigadier General), Thiếu tướng (Major General), Trung tướng (Lieutenant General), Đại tướng (General) và Thống tướng (General of the Army). Từ đó, cấp bậc Thống tướng được xem là cấp bậc cao nhất của Việt Nam Cộng hòa, tương đương cấp bậc thống chế (Marshal).